Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo vệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo vệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Cuộc sống giản dị nhưng rất ý nghĩa của bác bảo vệ công ty

 Niềm vui và sự hạnh phúc của bác bảo vệ đến từ trong công việc hàng ngày và từ gia đình của mình

   Cạnh nhà tôi có bảo vệ làm việc cho một công ty đã lâu năm, bác sống rất vui tính và cực kỳ giản gị, đi đâu hay làm gì bác rất quan tâm và hỏi thăm mọi người trong xóm, hồi còn nhỏ tôi hay sang nhà bác chơi với các anh các chị con của bác lắm. Nói chung là mọi người trong gia đình bác bảo vệ đều hòa đồng, cởi mở và thương yêu nhau. Đến khi tôi lớn rồi bác vẫn làm ở công ty đó, các anh chị lớn lên việc học tập và cuộc sống gia đình bác cũng khó khăn hơn trước, đồng lương của bác và bác gái đi làm phải lo cho cả gia đình cũng không tránh khỏi những lúc túng thiếu, nhưng bù lại bác vẫn sống thân thiện và vui vẻ với mọi người. Tôi rất yêu quý và ngưỡng mộ cuộc sống của bác, càng lớn lên tôi càng nhân ra điều đó. Khi có người ta có tiền họ rất dễ thay đổi lòng dạ. Dễ thay đổi theo vật chất phù du.


Hình minh họa

  Nhìn cuộc sống của gia đình bác bảo vệ mà tôi khao khát, một cuộc sống giản gị lắm, hàng ngày hai bác đi làm, con cái đến trường, còn giờ thì bác bảo vệ đã lớn tuổi và chuẩn bị nghỉ hưu, các anh các chị đã khôn lớn trưởng thành và có người đã lập gia đình. Hai vợ chồng bác sống với nhau mấy chục năm, nhà tôi cũng kế bên nhà bác vậy mà tôi chưa từng nghe một lần gia đình bác to tiếng. Có lần bác gái tâm sự với mẹ tôi rằng bác thật có phước mới lấy được một ông chồng như vậy. Tuy bác không làm quyền cao chức trọng gì, không có nhà cửa to đẹp đàng hoàng như bao người khác, nhưng bác có một trái tim nhân hậu biết yêu thương và chia sẻ. Bác bảo vệ luôn là điểm tựa cho cả gia đình, cho vợ và con cái. Như thế mới hay rằng cuộc sống vẫn quan trọng nhất là tình cảm, cho dù có sống trên đống người nhưng chắc gì họ đã có được giây phút hạnh phúc, tiếng cười vui vẻ trong gia đình. Cách sống và làm việc của bác bảo vệ tuy gian dị nhưng thật sự sâu sắc và ý nghĩa.

Dich vu bao ve | Cong ty bao ve | Dich vu bao ve chuyen nghiep
                                                                                                                                             

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Tại sao những mẫu áo đồng phục dành cho bảo vệ thường là áo màu xanh dương

Có một số lí do khiến người ta lựa chọn những chiếc áo đồng phục của bảo vệ thường được chọn là màu xanh

  Thông thường bất cứ một nhân viện bảo vệ nào khi đi làm cũng được công ty phát cho những quần áo đồng phục để mặc. Nhưng có một điều lạ là dù ở làm việc ở bất cứ đơn vị nào, công ty nào, hay đơn giản chỉ là một bảo vệ trông xe thì đa phần các bảo vệ đều mặc đồng phục quần âu, áo màu xanh dương. Đồng phục của công nhân viên chức ở mỗi công ty, mỗi bộ ngành luôn có sự khác nhau. Vì nó thể hiện được bản sắc của công ty đồng thời nó phù hợp với thì hiếu của người mặc. Nhưng riêng với đồng phục bảo vệ điều này dương như không có giới phân định. Tất nhiên câu chuyện về bộ quần áo đồng phục cũng không có gì quá to tát cả , vì thực chất đồng phục chỉ là một hình thức để nói lên chức vụ vị trí của người đó, điều quan trọng là trong công việc người đó có hoàn thành tốt công việc hay không.

Hình minh họa: Đồng phục bảo vệ thường là áo màu xanh nhạt

 Tuy nhiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vì sao những quần áo dong phuc bao ve dành cho bảo vệ mặc thường là áo màu xanh. Có ý kiến cho rằng mặc màu xanh là phù hợp nhất vì đây là thứ màu sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với một công việc bảo vệ khi làm ở ngoài trời khi phải tiếp xúc với nắng giói, bụi bẩn. Nhưng cũng có người cho rằng màu xanh luôn tượng trưng cho hòa bình, cho yên ổn, màu xanh mang đến cảm giác dịu nhẹ, không nặng nề như màu đen hay một số màu khác. Hơn nữa với một bảo vệ khi mặc đồng phục màu xanh thì mọi người dễ dàng nhận ra hơn, khi có việc cần thì chỉ cần thấy chiếc áo màu xanh của người đang mặc là dễ nhận ra người bảo vệ. Chỉ một số màu sắc được quy định trong đồng phục may mặc của ngành công an… còn đại đa số thì người ta quyền chọn lựa màu sắc cũng như kiểu dáng đồng phục sao cho phù hợp nhất. Nhưng với thứ màu sắc nhẹ nhàng như màu xanh đã luôn thì bao lâu nay nó dương như được mặc định dành cho những người bảo vệ.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Bảo vệ ở nhà máy Samsung bị công nhân đốt xe



Ảnh cảnh đốt xe bảo vệ

Theo báo chí gần đây, rất bức xúc trước cảnh hung hản của nhiều công nhân đối với bảo vệ nhà máy.

Được biết hàng nghìn công nhân công trường đốt cháy 3 container và nhiều xe máy trong vụ ẩu đả sáng nay tại công trường nhà máy Samsung ở Thái Nguyên.

Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày

Vụ việc xảy ra vào lúc 7h sáng 9/1 tại công trường nhà máy Samsung (Khu công nghiệp Yên Bình, xã Đồng Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên).

Một số người cho biết, có đến hàng nghìn công nhân đã tham gia vụ ẩu đả.

Anh Nguyễn Văn Nam, một công nhân trong công trường cho biết, đã có khoảng 3 container và 18 chiếc xe máy bị thiêu rụi trong vụ ẩu đả hỗn loạn sáng nay.

Công nhân đốt xe, ẩu đả với bảo vệ ở nhà máy Samsung - 1

Hàng nghìn công nhân đã đốt cháy container tại nhà máy Samsung ở Thái Nguyên

Công nhân này cho hay, trước đó một số công nhân và bảo vệ xảy ra xích mích liên quan đến nội quy công trường. Theo quy định, công nhân không được mang đồ ăn, cơm hộp vào công trường. Sáng nay, một số công nhân ăn dở bữa sáng nên mang xôi vào định ăn tiếp.

Bảo vệ công trường đã cản lại rồi xảy ra to tiếng. Một bảo vệ đã dùng dùi cui điện đánh ngất một công nhân. Phẫn nộ trước hành động của bảo vệ, những công nhân còn lại ùa vào tấn công.

Công nhân đốt xe, ẩu đả với bảo vệ ở nhà máy Samsung - 2

Nhiều xe máy của bảo vệ công ty bị đốt

Do số công nhân quá đông, đội bảo vệ không chống cự được nên bỏ chạy. Trong cuộc rượt đuổi, đám công nhân đã đốt luôn 3 container- nơi được sử dụng làm phòng bảo vệ. Những chiếc xe máy của bảo vệ cũng đã bị đốt. Không lâu sau đó, công an địa phương đã có mặt nhằm ngăn chặn cuộc ẩu đả. Anh Nam cho biết, đến thời điểm này nhóm công nhân đã giải tán về nhà.

Trả lời chúng tôi, ông Trịnh Việt Hùng (Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên) cho biết, Ủy ban tỉnh đã nhận được thông tin vụ việc sáng nay. Nhưng cụ thể vụ ẩu đả thế nào, hiện cơ quan này chưa rõ. Ông Hùng cho hay, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã xuống địa bàn, nơi xảy ra vụ ẩu đả để kiểm ra, xử lý.

Ông Dương Ngọc Long (Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) cho biết, lãnh đạo tỉnh đã kịp thời xuống tận nhà máy chỉ đạo lực lượng chức năng giải quyết vụ việc. Theo đó, cuộc xô xát đã được dập tắt.

Ông Long nhận định, cuộc ẩu đả xảy ra do mâu thuẫn nhỏ giữa bảo vệ và một số công nhân, những người khác bị tâm lý đám đông, hùa theo nên gây ra cảnh hỗn loạn.

Người đứng đầu UBND tỉnh Thái Nguyên cũng xác nhận, có 4 người bị thương nhẹ, một số xe máy và container (phòng bảo vệ) bị đốt. Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra vụ việc.

Công nhân đốt xe, ẩu đả với bảo vệ ở nhà máy Samsung - 3

Hiện trường còn lại của 3 container bị đốt

Khu Tổ hợp Công nghệ cao của tập đoàn Samsung được khởi công xây dựng từ tháng 3/2012 tại KCN Yên Bình (ở xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, Ttỉnh Thái Nguyên) với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ đô la Mỹ.

Hiện công trường nhà máy đang được thi công ở nhiều hạng mục: xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, lắp đặt điện, nước, thiết bị máy móc...

Cuộc ẩu đả với bảo vệ được cho là bắt đầu từ những công nhân xây dựng
TT

Dich vu bao ve | cong ty bao ve | Cong ty bao ve Manh dung

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Con gái nên bảo vệ lối sống phù hợp với thực tế

 Là con gái bạn có quyền và hy vọng bảo vệ một lối sống đẹp và thực tế

Tôi cũng là con gái, là con gái dường như chúng ta có một đậ ân là quyền được mơ mộng, là quyền mà mình là một nửa thế giới này. Quyền được các bạn nam phải nhường nhịn phải giúp đỡ và luôn đươc che chở. Nhưng nếu cứ sống như vậy có khác chăng chỉ là một cái bong vô hồn, là con gái thì cũng là con người, cũng có những ước mơ cũng có lý tưởng và cũng có bao điều để thực hiện. Con gái nên sống thức tế như một tếm cửa nhôm, sống với thực tế nhưng vẫn nhìn được những thứ phản chiếu trên tâm cửa kính. Sẽ chẳng ai muốn chơi, muốn kết bạn hay muốn yêu một cô gái suốt ngày nhõng nhẽo, mè nheo đòi mua quà , đòi được qua tâm, được cung phụng.
  Con gái thì sao? Con gái đâu phải cứ ở nhà với mẹ mãi được, con gái cũng giống như bao người khác đều cũng phải sống thực tế, sống và nhìn nhận đánh giá cuộc sống qua lăng kính của một con người trường thành hơn, sống có trách nhiệm hơn chứ không phải là sự ỷ lại, là sự cố gắng nửa vời thích thì làm không thích thôi. Là con gái ai cũng có quyền mộng mơ, quyền được bay bổng hay thoả sức sang tạo, mơ mộng thì phải thực tế, chứ không phải là những ảo mộng hão huyền không tưởng. Đây chẳng còn là những câu chuyện cổ tích khi công chúa ngủ trong rừng và chờ đọi hết tháng năm này đến tháng năm khác để hoàng tử trong mơ đến đánh thức mình dậy .
  Là con gái ai cũng phải can đảm và mạnh mẽ đứng lên sau những thất bại và đổ vỡ không phải cứ khi nào thất bại trong tình yêu, thất bại trong cuộc sống mà nắm đấy rồi ăn vạ, rồi đổ vấy cho người khác. Đành rằng là con gái có được cái quyền yếu đuối, quyền mí ướt nhưng chẳng phải là cứ như thể mãi thì chúng ta bao giờ mới trưởng thành được, bao giờ mới khôn lớn và toàn tâm toàn ý để lo cho chính cuộc đời và sự nghiệp của chúng ta. Nếu là con gái. Là con gái hãy cứ cất bước đi dẫu phía trước có khó khăn đến đâu thì cũng đừng ngoảnh mặt lại, đừng quay lưng lại trước những khó khăn hãy sống thật mạnh mẽ và can đảm như một người con gái thực tế.
Dich vu bao ve | cong ty bao ve | Cong ty bao ve Manh dung

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Luật cần phải nghiêm để bảo vệ lưới điện cao áp

Sau những vụ mất điện, dù nhỏ hay lớn cũng cần phải xem lại, nhất là luật bảo vệ lưới điện cao áp cần được chú ý hơn. Báo giá dịch vụ bảo vệ xin trích bài viết sau vụ vi phạm an toàn lưới điện cao áp, đoạn đường dây 500kV Di Linh - Tân Định chiều 22/5 dẫn đến sự cố gây mất điện 22 tỉnh, thành phía Nam gần 10 giờ đồng hồ
Ảnh: Đường giây mất điện phía Nam
Vụ mất điện này đã để lại những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống tinh thần của người dân. Điều này thêm một lần nữa báo động thực trạng vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp không thể coi thường.

Chỉ trong tích tắc, chiếc xe cẩu (làm việc ngay trong hành lang an toàn của đường dây siêu cao áp 500kV Bắc-Nam) nâng cây dầu cao 17,5m cộng với chiều cao vốn có - đã chạm vào đường dây 500kV ở khoảng trụ 1072-1073 - đoạn gần trạm biến áp 500kV Tân Định, thuộc tỉnh Bình Dương, làm 22 tỉnh, thành khu vực phía Nam mất điện.

Thế nhưng, để khôi phục lại hệ thống lưới truyền tải điện miền Nam đã phải mất ít nhất 10 tiếng đồng hồ. Và đến nay, vẫn còn một số tổ máy điện (với khoảng 1.000MW) chưa hoạt động trở lại bình thường, trong khi việc cung ứng điện cho miền Nam đang hết sức căng thẳng.
Sự cố đã khiến 22 tỉnh, thành phía Nam mất điện

Đó là chưa kể đến những thiệt hại kinh tế có thể cân, đong, đo, đếm ngay được từ các nhà máy, công trường, phân xưởng… đang sản xuất phải ngừng/nghỉ đột ngột. Rồi cả những thiệt hại vô hình do mất điện ảnh hưởng tới các bệnh viện, cơ sở y tế… và đời sống tinh thần của người dân miền Nam khi đang trong thời gian cao điểm của mùa nóng.

Trước đó, ngày 20/1/2013, đường dây 500kV đoạn Nho Quan - Hà Tĩnh do Truyền tải Điện Hà Tĩnh quản lý cũng đã bị sự cố gây gián đoạn cung cấp điện, do một chiếc máy xúc đi dưới đường dây vi phạm khoảng cách an toàn. Và cách đây hơn 1 năm, tàu Bạch Đằng đã làm đứt một mạch cáp ngầm 220kV của đường dây cấp điện từ nhà máy điện Hải Phòng đi trạm Đình Vũ, gây thiệt hại hơn 20 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa khôi phục lại được.

Mặc dù Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành từ ngày 17/8/2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (là lưới điện có điện áp danh định từ 1000V trở lên) - đã quy định rất rõ những hành vi bị nghiêm cấm, nhưng chỉ tính trong năm 2012 vừa qua, riêng tuyến đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hòa, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra gần 10 sự cố lớn do diều mắc vào đường dây gây phóng điện dẫn đến phải cắt điện nhiều giờ để sửa chữa, gây thiệt hại mỗi vụ việc hàng trăm triệu đồng.

Đáng lưu ý, những con diều vướng trên đường dây cao áp kể trên lại do một số nông dân chế tạo mất cả chục triệu đồng, dài tới vài 3m, rộng cả 10m bề ngang, chỉ để phục vụ thú vui, tục lệ chơi diều có trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ nhiều năm nay.

Tất cả những vụ việc xảy ra nêu trên, đều cho thấy một thực tế là: ý thức của một bộ phận người dân còn kém đối với việc bảo vệ an toàn lưới điện. Nhưng quan trọng hơn, cần tính đến, đó là sự thiếu hiểu biết về những quy định liên quan đến hành lang an toàn lưới điện - dẫn đến chủ quan, gây sự cố. Do đó, trách nhiệm trước tiên thuộc về công tác truyên truyền.

Cần nhìn lại việc tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân đối với tầm quan trọng của lưới truyền tải điện, cũng như hậu quả nếu để xảy ra sự cố đối với các công trình nguồn và lưới điện đối với an ninh năng lượng quốc gia, mà trực tiếp là những ảnh hưởng tới an toàn tính mạng của mỗi người, ánh sáng của mỗi nhà, nguồn nguyên liệu cho sản xuất và phát triển kinh tế của cả đất nước.

Mặc dù Luật điện lực, Nghị định của Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, tổ chức trong công tác bảo vệ các công trình lưới điện, nhưng trước những sự cố xảy ra thời gian qua chưa có biện pháp xử lý triệt để, những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro vẫn rình rập từng ngày, từng giờ, cũng cần tính đến những chế tài mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn khi xử lý các vi phạm an toàn lưới điện quốc gia.

Nhìn lại phong trào tâm linh “thả đèn trời” bay lên không trung để cầu may ở Hà Nội và một số tỉnh thành những năm 2005-2008 đã làm cháy cả nhà cao tầng, kho xăng và đường dây truyền tải điện, gây thiệt hại nghiêm trọng. Sau rất nhiều tranh luận, phân tích, tính toán thiệt-hơn, ngày 15/9/2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, nghiêm cấm mọi hoạt động sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt, thả đèn trời trong phạm vi cả nước. Từ đó đến nay, không còn tục thả đèn trời, cũng đồng nghĩa với việc không còn cảnh mất điện, cháy nhà do đèn trời bay lên vướng vào gây chập, cháy.

Bảo vệ hệ thống lưới truyền tải điện quốc gia chủ yếu được xây dựng trên mặt đất, được trải dài và rộng khắp, nguy cơ sự cố luôn rình rập. Vì vậy, tục thả diều như Phổ Yên, Thái Nguyên hay còn đâu đó, cần phải được ngăn chặn kịp thời. Chỉ khi có chế tài đủ mạnh, pháp luật đủ nghiêm, công tác tuyên truyền đủ sâu, khi đó, hệ thống lưới truyền tải điện mới giảm những nguy cơ sự cố./.

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Nữ phó giáo sư 8X đa tài bảo vệ nhiều đề tài khoa học

Theo dantri: Bỏ qua cao học để làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Anh ở tuổi 26, 31 tuổi (năm 2012) được phong chức danh phó giáo sư, Nguyễn Khánh Diệu Hồng tự tin với những gì mình đã có và đạt được với niềm say mê nghiên cứu khoa học.

Hiện phó giáo sư Nguyễn Khánh Diệu Hồng (sinh năm 1981) là giảng viên Viện Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Yêu văn thơ, thích vẽ tranh nhưng lại chọn thi khối A

Những cảm nhận đầu tiên với vị nữ phó giáo sư (PGS) trẻ nhất trong đợt phong chức danh này cuối năm 2012 dường như trái ngược so với tưởng tượng về một nhà nữ nghiên cứu khoa học. Nguyễn Khánh Diệu Hồng đem lại cho người tiếp xúc cảm giác hòa đồng nhưng không thiếu chút "kiêu ngầm" của một cô gái Hà thành với những thành công đáng nể trong công việc và cuộc sống.
Nữ phó giáo sư 32 tuổi Nguyễn Khánh Diệu Hồng.
  

Những kỷ niệm gắn bó với khu vực Trường ĐH Bách khoa Hà Nội từ thuở nhỏ được Nguyễn Khánh Diệu Hồng đưa ra như một mối duyên cũng là nguyên nhân khiến một nữ sinh Hà thành yêu văn thơ, thích vẽ tranh lại đăng ký thi vào trường đại học này. Không dừng ở đó, sau 4 năm nghiên cứu sinh và thực tập tại Anh, cô đã không chần chừ quay về với ngôi trường mình gắn bó để khẳng định sự nghiệp của mình ở đây.

Trong cuộc trò chuyện với vị PGS trẻ này, sự tò mò về chân dung một nữ khoa học trẻ của phóng viên  được thỏa mãn trước bảng thành tích liên tục từ thời học sinh, sinh viên đến nay của Diệu Hồng. Song ấn tượng nhất từ nữ khoa học là phong cách 8x với nét nữ tính, sự thẳng thắn, thông minh cùng khá nhiều tài lẻ được cô tiết lộ. Dù bận rộn với công việc của một giảng viên đứng lớp, tham gia hướng dẫn luận văn thạc sỹ, nghiên cứu sinh, Diệu Hồng vẫn dành không ít thời gian cho gia đình nhỏ của mình khi con gái của cô mới gần 1 tuổi.

"Có lẽ vì là dân Hóa nên có lợi thế trong việc chế biến nấu ăn. Chỉ cần ông xã nói thích món gì mình có thể tự tìm tòi để ra đúng hương vị của món ăn đó" - Diệu Hồng bật mí về cuộc sống gia đình tưởng như không dễ chu toàn với một nữ tiến sĩ say mê nghiên cứu khoa học.

Học giỏi từ nhỏ với nhiều thành tích từ bậc tiểu học đến phổ thông, bao quát các lĩnh vực từ văn hóa, nghệ thuật, sự toàn tài của Diệu Hồng được chứng minh bằng những bức tranh do cô sáng tác.

"Ở nước ngoài một mình phải giải quyết mọi công việc, những lúc như vậy, vẽ tranh là một liều thuốc tinh thần rất hiệu quả với bản thân tôi. Cũng vì vậy mà bức tranh vẽ cầu Tháp bắc qua sông Themes ở London đã được tôi ứng tác trong liền 2 ngày không nghỉ” - Diệu Hồng nhớ lại.

Ngôi nhà của những ai yêu khoa học

Không giống như nhiều bạn bè thường có lựa chọn cơ hội ở lại nước ngoài sau thời gian học tập để tìm kiếm cơ hội phát triển, Diệu Hồng sớm quyết định về nhà ngay khi hoàn thành nghiên cứu sinh tại đại học University College London, trường được xếp hạng tốp đầu thế giới và 1 năm thực tập sinh sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu hoàng gia Anh dù cô là người Việt Nam đầu tiên có được cơ hội làm việc tại đây. "Về nước thấy ấm cúng hơn nhiều, quanh mình có mẹ, có gia đình nhỏ và cả một môi trường cộng đồng nghiên cứu khoa học kết nối rộng khắp" - nữ PGS 32 tuổi cho biết.


PGS Diệu Hồng (
PGS Diệu Hồng (ngoài cùng bên phải) trong một chuyến đi thực tế.

Tiếp thêm niềm say mê nghiên cứu khoa học cho các sinh viên của mình, Diệu Hồng chia sẻ, giới trẻ rất năng động. Sinh viên ở trường luôn có sự tìm tòi, sáng tạo đáng ngạc nhiên. Vì vậy, với vai trò của một giảng viên, một nhà nghiên cứu khoa học, Diệu Hồng không ngừng nỗ lực hết mình. Khó khăn đối với một nhà nghiên cứu cũng khó có thể hình dung hết nhưng không có sự kiên trì, không say mê, không hy sinh sẽ không có thành quả. “Một sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao là rất khó. Mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, có những lúc thất bại, việc thử nghiệm cũng không dễ dàng. Chỉ đến khi mọi người thấy được công dụng cũng như so sánh giá thành thì sản phẩm mới chính thức được công nhận.” - Diệu Hồng chia sẻ.

Ngay từ khi còn là sinh viên, niềm đam mê với nghiên cứu khoa học đã đến với Diệu Hồng với định hướng lựa chọn rõ ràng về lĩnh vực nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường. Thành công đầu tiên của Diệu Hồng chính là một nhánh đề tài của Hồng cùng nhóm nghiên cứu, trong khuôn khổ một đề tài lớn của thầy hướng dẫn, được ứng dụng thực tế vào năm 2003. Năm đó, đề tài này đã giành giải Nhất “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam” 2003 của Quĩ VIFOTEC và Huy chương Vàng tại Hội chợ công nghệ Việt Nam 2003.

Tiếp tục thành công này là hàng loạt những nghiên cứu của nhóm nghiên cứu về nhiên liệu sinh học thân thiện môi trường, các chất tẩy rửa trong đời sống và trong công nghệ lọc Hóa dầu trong đó có Hồng được đưa vào ứng dụng... Niềm vui ngày càng lớn khi những thành quả của cả nhóm nghiên cứu “sống” thực sự sau khi vượt qua nhiều thử nghiệm trong môi trường sản xuất kinh doanh vốn với những vị khách hàng thực dụng và khó tính. Đây là một nguồn tiếp sức lớn cho niềm đam mê nghiên cứu của Diệu Hồng và của cả những học trò của cô giáo trẻ tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Cũng từ ngọn lửa say mê khoa học đó, đối với Diệu Hồng, Viện Kỹ thuật Hóa học là ngôi nhà thứ hai của cô. Ngôi nhà này của Diệu Hồng còn liên tục mở rộng với nhiều thành viên mới khi những sinh viên, nghiên cứu sinh đăng ký làm việc với cô đều được giao kèo phải coi đây là nhà. “Coi là nhà có nghĩa là phải biết tôn trọng các quy định của phòng thí nghiệm, biết tiết kiệm, phải gọn gàng, cẩn trọng an toàn cho ngôi nhà của mình, và quan trọng hơn là biết chia sẻ ý tưởng, giúp đỡ các thành viên trong nhóm thay vì dành riêng cho bản thân, để cạnh tranh...” - Diệu Hồng tâm sự.

 

Một số thành tích của phó giáo sư Nguyễn Khánh Diệu Hồng

2003: Huy chương Vàng Chợ Công nghệ Việt Nam TECHMART năm 2003

Giải nhất “Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTECH năm 2003”

2004: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo 2004

2005 - 2007: Huy Chương vàng Quốc tế WIPO của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (Award of World Interllectual Property Organization) dành cho tài năng trẻ sáng tạo nhất (Best Young Inventor Award) 2004

Bằng khen gương “Người tốt việc tốt” của thành ủy Hà Nội

Được Huy Chương “Vì Tuổi trẻ Sáng tạo” do Trung Ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng 2005

Huy chương Vàng Chợ công nghệ Việt Nam năm 2005

2009: Bằng khen của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho thanh niên tiêu biểu thủ đô Hà Nội năm 2009

2010: Giải Nhất “Sáng tạo trẻ” của thủ đô Hà Nội lần thứ 7 năm 11/2010
         Giải Nhì sáng tạo trẻ toàn quốc 11/2010

2011: Giải thưởng bài báo xuất sắc tại hội nghị khoa học châu Á về Công nghệ sinh học và Năng lượng tái tạo tại Bangkok (Thái Lan), 12/2010.

Nữ Đại tá từng quăng mình che bom bảo vệ khách quốc tế

Theo báo giadinhxahoi: Trong 15 năm công tác tại Cục Cảnh vệ, Đại tá Nguyễn Thị Ngọc Đoàn đã không ít lần bảo vệ các đệ nhất phu nhân của nhiều quốc gia, nhưng với bà, lần lấy thân mình che bom, bảo vệ cho nữ Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Venezuela là đáng nhớ nhất...

Tình cờ thành chiến sĩ Cảnh vệ 
Bà Đoàn sinh năm 1945 tại thôn Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đầu năm 1964, vừa tròn 19 tuổi, bà Đoàn ước mơ trở thành một kỹ sư hóa học. Nhưng nghề đã chọn bà, ngày 18/12 cùng năm, bà được tuyển vào lực lượng Cảnh vệ - Bộ Công an. Sau hơn 9 tháng được đào tạo tại Trường Công an Trung ương, bà được phân công về công tác tại Đội Bảo vệ mít tinh hội nghị và khách quốc tế - Cục Cảnh vệ, gọi tắt là Đội 6.

Bà Đoàn có rất nhiều kỷ niệm khi được bảo vệ tiếp cận phu nhân các nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam nhưng bà bảo, kỷ niệm sâu sắc nhất của bà là lần bảo vệ nữ đồng chí Alica Zanizet, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Venezuela sang thăm và học tập kinh nghiệm đấu tranh nhân dân của ta, vào năm 1966. Bộ Công an đã giao cho Cục Cảnh vệ trực tiếp bảo vệ đoàn.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Đoàn chụp ảnh lưu niệm với đồng chí Alica Zanizet năm 1966.
 Ngày 18/4/1966, đoàn xuống thăm Quảng Ninh. Để tránh máy bay Mỹ ném bom, đoàn xuất phát lúc 6 giờ tối. Bà Đoàn ngồi cùng với đồng chí Alica Zanizet trên chiếc xe ô tô 4 chỗ

Thời gian này, máy bay Mỹ thường xuyên ném bom bắn phá miền Bắc. Sau gần 3 giờ đồng hồ, đoàn đã đến ngã ba, cách nhà máy điện Uông Bí chừng 400m, thuộc Quốc lộ 18. Đến đây, bỗng nghe tiếng máy bay, bà Đoàn nói với đồng chí lái xe: “Dừng xe lại, có máy bay địch!”

Khi lái xe cho xe dừng lại, bà Đoàn vội mở cửa, nắm tay đưa đồng chí AlicaZanize rời khỏi xe. Vừa lúc đó máy bay địch sà tới, gầm rít ghê rợn. Hai bên đường lúc này trơ trụi, không có bất kỳ vật che chắn nào. Máy bay địch lượn vòng rồi sà xuống thấp hơn, bà Đoàn nhanh chóng ra lệnh cho mọi người nằm xuống, rồi vội vàng nằm úp lên lưng, ôm kín người đồng chí Alica Zanizet.

“Mọi người vừa nằm xuống thì máy bay địch cũng cắt bom. Tôi nghe một tiếng nổ chói tai rồi có một vật gì đó cứng, nặng rơi giữa lưng tôi đau nhói. Theo phản xạ tôi kêu “ái!”, nhưng cũng chợt nghĩ đến trách nhiệm của mình, phải bình tĩnh để mọi người trong đoàn an tâm, nên khi đồng chí Mộ Thanh - Phó Vụ trưởng Ban Đối ngoại Trung ương hỏi: “Đoàn! Có việc gì không?”, tôi trả lời ngay: “Không việc gì đâu anh ạ!”. Đồng chí Alica Zanizet lo lắng, gọi tôi liên tục, tôi cũng nói tôi không làm sao”, bà Đoàn nhớ lại.

Lúc này nhìn kỹ tôi mới phát hiện quả bom rơi cách chỗ chúng tôi nằm chừng 20m, khói bom khét lẹt khiến mọi người ngột ngạt, khó thở. Pháo phòng không của ta từ bốn phía bắn lên tới tấp, mấy phút sau máy bay địch hoảng sợ chuồn thẳng.

Bà Đoàn cùng chồng và các con, cháu (Ảnh do gia đình cung cấp).

Bà Đoàn cùng chồng và các con, cháu (Ảnh do gia đình cung cấp).

Khâm phục tinh thần người chiến sĩ Cảnh vệ

Hết tiếng pháo, bà Đoàn và mọi người mới trở dậy, lên xe đi tiếp, nhưng không đi được nữa vì bom của địch đã cắt đôi Quốc lộ 18. Bà xin ý kiến và đồng chí  Mộ Thanh quyết định cho Đoàn quay lại Hà Nội. Đi được khoảng 5 km thì bà Đoàn đề nghị đoàn xe dừng lại để kiểm tra mọi người có sao không.

“Tôi lấy đèn pin soi vào người, vào chân tay đồng chí Alica Zanizet thấy đồng chí không bị  thương. Đồng chí Alica Zanizet ôm chầm lấy tôi và hôn lia lịa. Tôi lại tiếp tục kiểm tra người khác. Khi rọi đèn pin vào đồng chí lái xe thì chợt thấy cánh tay của anh có vết máu, tôi hỏi dồn: “Có sao không anh Phú?”.

Anh bảo chỉ xoàng thôi, còn lái xe được rồi giật lấy chiếc đèn pin trên tay tôi: “Đưa đây! Tôi kiểm tra cô xem nào!”. Lúc anh Phú phát hiện trên lưng tôi có một vết thương tím bầm, máu chảy ri rỉ thì hỏi han rối rít rồi giục mọi người lên xe để chở tôi về Hà Nội cấp cứu, dù tôi đã bảo không cần phải làm ầm lên như vậy...”.

4 giờ sáng xe mới về đến Hà Nội, sáng hôm sau, bà Đoàn và mấy đồng chí khác vào Bệnh viện 108 . Các bác sỹ cho biết sức khỏe của mọi người vẫn bình thường, riêng bà Đoàn phải vào viện điều trị tại Khoa Lý –liệu.

Sau vụ việc này, đồng chí Alica Zanizet cũng như các đồng chí trong đoàn Venezuela rất cảm động, khâm phục tinh thần phục vụ tận tụy, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ khách của người chiến sỹ Cảnh vệ Việt Nam. Với chiến công này, bà Đoàn được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Ba, Bộ Công an thăng cấp hàm trước niên hạn từ Hạ sỹ lên Trung sỹ và được Chi bộ đưa vào diện kết nạp Đảng.

Sau 15 năm công tác, Cục Cảnh vệ cử bà Đoàn đi học tại Trường Đại học An ninh (nay là Học viện An ninh nhân dân), học xong bà được biệt phái sang ngành du lịch và công tác tại Khách sạn Thắng Lợi. Năm 1998 bà Đoàn được điều động về công tác tại Bộ Công an và giữ chức Phó Trưởng ban Phụ nữ của Bộ, tháng 4/2001, bà Đoàn được nghỉ hưu.

Tuy đã nghỉ nhưng bà Đoàn vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội dành cho những cán bộ hưu trí, trong đó có Câu lạc bộ sỹ quan của Bộ Công an và Hội Khuyến học ở khu chung cư Ciputra…