Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Nhật?

Cơ quan tình báo Mỹ vừa mới phát hiện Trung Quốc di chuyển các tên lửa đạn đạo di động về sát bờ biển phía nam gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, theo trang Washington Free Beacon hôm 27.2.

Các quan chức quốc phòng Mỹ nói động thái này đang được theo dõi chặt chẽ bởi quân đội Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn mà một số người lo ngại sẽ châm ngòi cho một cuộc xung đột với Nhật và kéo theo cả Mỹ.
Các nguồn tin của trang Washington Free Beacon không cung cấp rõ chi tiết việc di chuyển tên lửa được theo dõi bởi máy bay, tàu chiến và hệ thống vệ tinh do thám của Mỹ trong khu vực.
Các quan chức đã xác nhận những tường thuật về việc di chuyển các tên lửa gần hai tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến, theo Washington Free Beacon.
Mới đây nhất, tờ Đông Phương ở Hồng Kông dẫn nguồn tin quân sự cho hay các tên lửa được triển khai bao gồm tên lửa di động sử dụng nhiên liệu rắn mới Đông Phong-16 (DF-16).
Tường thuật hôm 21.2 của tờ Đông Phương cho hay Quân đoàn Pháo binh số 2, tức lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc đang chuẩn bị đưa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như các căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa vào tầm ngắm.
Tờ báo khẳng định việc di chuyển tên lửa là dấu hiệu cho thấy quân đội Trung Quốc “đang chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất trong vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật”.
Tường thuật cũng nói tên lửa DF-16 có khả năng đánh bại tên lửa Patriot vốn được triển khai tại các căn cứ của Mỹ và Nhật trong khu vực. DF-16 được cho là trang bị nhiều đầu đạn.
Bản tin của trang East-Asia-Intel.com ở Mỹ vào ngày 13.2 cũng tường thuật quân đội Trung Quốc có vẻ như đang chuẩn bị cho chiến tranh bằng cách tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn trong dịp Tết Nguyên đán, bao gồm tập trận bắn đạn thật và oanh tạc.
Bản tin cho hay truyền thông Trung Quốc cũng tường thuật về sự dịch chuyển binh sĩ quy mô lớn và diễn tập gần các tỉnh ven biển Phúc Kiến và Chiết Giang, khu vực gần nhất với Senkaku/Điếu Ngư.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc đã từ chối bình luận các thông tin về việc Trung Quốc điều động tên lửa, theo Washington Free Beacon.

Vụ nổ tàu cá, 4 người chết và mất tích

Đang trong lúc đánh cá trên biển, một chiếc tàu của ngư dân Thanh Hóa bất ngờ phát nổ. Hậu quả, đã có 2 người chết, 2 người mất tích và 5 người bị thương nặng.

Nổ tàu cá, 4 người chết và mất tích
Tàu cá bị nạn được kéo về bến sau vụ nổ - Ảnh: N.M
Theo đó, vào tối 26.2, trên vùng biển cách Lạch Cờn (Nghệ An) khoảng 12 hải lý đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khi chiếc tàu cá mang số hiệu TH-1451 TS, công suất 74 CV của anh Phạm Văn Hoài (29 tuổi, ngụ tại xã Hải Châu, H.Tĩnh Gia, Thanh Hóa) bất ngờ phát nổ. 9 ngư dân có mặt trên tàu đã bị hất văng xuống biển, trong đó có 4 người gồm ông Phạm Văn Hồ (65 tuổi), Phạm Văn Hoài (29 tuổi, con trai ông Hồ), Phạm Văn Nhớ (24 tuổi) và Nguyễn Văn Trọng (SN 39 tuổi) bị mất tích. 5 ngư dân còn lại gồm Nguyễn Văn Hùng (30 tuổi), Bùi Hữu Nam (23 tuổi), Lê Đình Phúc (23 tuổi), Hoàng Văn Chức (51 tuổi) và Lê Đình Hiệp (23 tuổi) bị thương nặng; toàn bộ phần cabin của chiếc tàu bị vỡ tan hoang.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, một số ngư dân đang đánh bắt ở khu vực gần đó đã cho tàu chạy đến hiện trường tìm cách cứu các ngư dân. Nhưng do đêm tối nên các tàu bạn không thể tìm thấy những người bị chìm xuống biển. Đến rạng sáng 27.2, họ đành phải kéo con tàu bị nạn vào bờ để kịp thời cứu chữa 5 ngư dân còn lại đang bị thương nặng.
Chiều 27.2, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Bùi Hồng Tài, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Thanh Hóa, cho biết ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ đội biên phòng Thanh Hóa đã liên lạc với Bộ đội biên phòng Nghệ An để tiến hành các biện pháp tìm kiếm cứu nạn 4 ngư dân bị mất tích trên biển. UBND xã Hải Châu cũng đã trích một phần kinh phí hỗ trợ xăng dầu để các tàu cá của địa phương này đang hoạt động gần khu vực tàu cá bị nạn tiến hành tìm kiếm các nạn nhân. Đến 17 giờ ngày 27.2, các lực lượng cứu hộ đã vớt được xác của ông Phạm Văn Hồ và một phần thân thể của anh Phạm Văn Hoài (chủ tàu). Công tác tìm kiếm vẫn đang được tiến hành khẩn trương ngoài biển, tuy nhiên khả năng sống sót của các nạn nhân còn lại là không nhiều bởi qua kiểm tra con tàu cho thấy đây là vụ nổ có sức công phá tương đối mạnh.
Sau cơn nguy kịch, ngư dân Lê Đình Phúc kế: “Lúc đó, chúng tôi vừa ăn tối xong, đang chuẩn bị thả rọ xuống biển đánh cá thì phía dưới khoang lái phát ra tiếng nổ dữ dội. Toàn bộ phần cabin và anh em trên tàu bị hất văng xuống biển. Trong hoảng loạn, 5 chúng tôi đã may mắn ôm được các tấm ván làm phao và sau đó được tàu bạn cứu vớt. 4 người còn lại đã bị mất tích sau vụ nổ”. Anh Phúc và một số ngư dân bị thương cũng không biết cái gì đã gây ra vụ nổ, họ nhận định nhiều khả năng do chiếc bình gas trên tàu gây ra.
Một nguồn tin của Thanh Niên cho biết, bước đầu các cơ quan chức năng nhận định đây không phải vụ nổ do khí gas, mà nhiều khả năng do thuốc nổ. Theo phân tích, nếu là nổ bình gas thì phần cabin của con tàu sẽ bị cháy xém do ga bốc cháy, nhưng thực tế khu vực này bị phá tan và không có dấu hiệu bén lửa. Trong khi đó, một ngư dân ở xã Hải Châu cho biết, tại địa phương này vẫn còn một số ngư dân đem thuốc nổ ra biển đánh cá.

Thuốc nổ thu từ nhà ông Phương phát nổ tại kho công an

Chiều tối 27/2, một vụ nổ đã xảy ra tại một căn phòng thuộc Phòng Khoa học kỹ thuật hình sự - Công an TPHCM. Nguyên nhân vụ nổ được xác định là do các bọc chứa thuốc nổ thu được tại hai căn nhà của ông Phương “khói lửa” tự phát nổ.

Hiện trường vụ nổ tối 27/2
Hiện trường vụ nổ tối 27/2
Thông tin ban đầu, chiều tối 27/2, nhiều tiếng nổ lớn đã phát ra tại một căn phòng thuộc Phòng Khoa học kỹ thuật hình sự - Công an TPHCM (đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) làm cháy ba căn phòng trên tầng hai của dãy nhà này.
Hiện trường ngay lập tức được các lực lượng công an phong tỏa nghiêm ngặt. Lính cứu hỏa cũng khẩn trương đến hiện trường dập lửa.
Nước từ các trụ cứu hỏa được chuyển vào hiện trường
Nước từ các trụ cứu hỏa được chuyển vào hiện trường
Theo Đại tá Lê Anh Tuấn - Chánh văn phòng công an TPHCM - tiếng nổ phát ra từ căn phòng thuộc Phòng Khoa học kỹ thuật hình sự - Công an thành phố là tiếng nổ do số tang vật thu từ hiện trường vụ nổ khiến 11 người chết và từ căn nhà cách đó khoảng 100m được ông Lê Minh Phương (58 tuổi, ngụ phường 8, quận 3) thuê chứa chất nổ.
Người dân dõi theo vụ việc
Người dân dõi theo vụ việc
Sau khi thu được số chất nổ này, cơ quan chức năng đưa về bảo quản tại kho thì chúng tự phát nổ.
Cũng theo Đại tá Tuấn, vụ nổ không gây tổn thất lớn về tài sản và không có thương vong về người.

“Phi công trẻ” giết người tình để cướp tài sản

Chiều 27/2, cơ quan điều tra công an tỉnh Bình Dương có kết luận động cơ gây án của Lê Trung Hiếu (34 tuổi, ngụ đường Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp, TP HCM). Đối tượng ra tay sát hại bà Trương Thị Mỹ Hạnh (48 tuổi, phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM).
Đối tượng Lê Trung Hiếu
Trước đó, ngày 2/2, người dân phát hiện một xác người bị đốt cháy trên địa bàn khu 5 (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) và trình báo cơ quan Công an. Qua điều tra, Công an xác định nạn nhân bị hại là bà Trương Thị Mỹ Hạnh.


Sau gần một tháng sàng lọc các mối quan hệ của nạn nhân, cơ quan điều tra xác định nghi can gây ra vụ giết người là Lê Trung Hiếu. Đối tượng đã có vợ và hai con nhưng lại sống lang thang. Gần một năm nay, Hiếu về ở nhà bà Hạnh chung sống với nhau như vợ chồng.
Qua quá trình điều tra thu thập chứng cứ, ngày 21/2, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ Lê Trung Hiếu ngay tại nhà của hắn. Tại cơ quan công an, Hiếu khai nhận, không có tiền tiêu xài, ngày Tết thấy người tình đeo nhiều vàng trang sức trên người nên nẩy sinh ý định giết để cướp tài sản.
Khoảng 20 giờ ngày 31/1, lợi dụng bà Hạnh bị bệnh cảm nên Hiếu đã dùng thuốc diệt chuột đầu độc nạn nhân. Sau khi bà Hạnh chết, Hiếu đã lấy toàn bộ tài sản gồm: một bộ vòng cimen vàng 10 chiếc, một sợi dây chuyền trị giá 10 chỉ vàng, một đồng hồ dây đeo bằng vàng trị giá 5 chỉ vàng và một chiếc xe gắn máy Novo LX của bà Hạnh.
Ngay trong đêm, hung thủ đã đem xác nạn nhân đến khu đất trống thuộc phường Hòa Phú (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) dùng 10 lít xăng đốt xác phi tang./.

Ghen tuông quá mức, chồng giết vợ cũ.

Khoảng 9 giờ 30 ngày 27-2, Lê Sỹ Hòa (SN 1982) đã dùng dao mũi nhọn đâm vào người chị Nguyễn Thị Bích Thảo (SN 1977, quê Đồng Nai, vợ cũ Hòa) khiến chị Thảo tử vong trên đường đến bệnh viện. Sau khi đâm vợ, Hòa cũng dùng dao kết liễu đời mình nhưng được người dân đưa đi cấp cứu, hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Chồng sát hại vợ dã man rồi tự vẫn, An ninh Xã hội, Giet chong, ba chu tiem toc giet chong, cap cuu, nhan vien cat toc, dao dam vao nguc, an ninh, xa hoi, bao
Hiện trường vụ án
Người dân khu vực kể lại, sau khi chở con đến trường, Hòa trở về tiệm tóc cãi nhau với vợ. Một số nhân viên tiệm tóc thấy Hòa dùng ghế đánh chị Thảo nên chạy ra cửa nhờ người dân báo công an. Tuy nhiên, Hòa nhanh chóng chụp dao mũi nhọn đâm nhiều nhát vào ngực, bụng, tay và chân khiến chị Thảo quỵ tại chỗ. Thấy vậy,  Hòa tự kết liễu đời mình bằng hai nhát dao nhưng được người dân gần đó chạy vào giật dao đưa vợ chồng Hòa đi cấp cứu.
Chồng sát hại vợ dã man rồi tự vẫn, An ninh Xã hội, Giet chong, ba chu tiem toc giet chong, cap cuu, nhan vien cat toc, dao dam vao nguc, an ninh, xa hoi, bao
Người dân bàn tán vụ việc
Được biết, Hòa và chị Thảo mướn một ngôi nhà hẻm 66, Trần Văn Quang , phường 10, Tân Bình để mở tiệm làm tóc. Cả hai có một con chung 5 tuổi, do cuộc sống bất đồng nên chị Thảo ly hôn với Hòa.

Sau ly hôn, hằng ngày Hòa vẫn đến tiệm tóc đưa rước con đi học. Thời gian gần đây, do nghi ngờ chị Thảo có bạn trai mới nên Hòa thường xuyên cãi vả, lớn tiếng với chị.
Theo Phạm Dũng (Người lao động)

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Tai nạn thương tâm đầu năm.


Lúc 0 giờ 30 ngày 24.2, một vụ cháy nổ lớn với sức công phá cực mạnh đã làm đổ sập hoàn toàn 3 căn nhà tại hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP.HCM khiến 10 người tử nạn, 3 người trọng thương.

Vào thời điểm đó, người dân ở hẻm 384 đang ngon giấc, bất ngờ một tiếng nổ lớn giống hệt như bom phát ra từ căn nhà số 384/9 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (căn nhà này được ngăn đôi cho thuê) của ông Hồ Sỹ Cường (81 tuổi) làm chủ khiến nhiều người dân nơi đây hốt hoảng tháo chạy.
Sức công phá quá mạnh của vụ nổ đã làm sập hoàn toàn căn nhà ông Cường và 2 căn nhà bên cạnh. Sau đó, lửa bùng cháy dữ dội từ đống đổ nát này. Lúc xảy ra cháy nổ, mọi người ở 3 căn nhà trên đều đang ngủ nên đã gây thiệt hại, thương vong về người khá lớn. 
Nhận được tin, lực lượng PCCC cứu hộ và cứu nạn của Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM đã có mặt kịp thời. Trong quá trình chữa cháy, lực lượng cứu hộ và cứu nạn đã cứu được 3 người bị kẹt trong đám cháy, gồm: bà Lưu Thị Rép (70 tuổi), ông Phạm Quang Minh (81 tuổi, cả hai đều ngụ số 384/7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3 - đang được điều trị tại Bệnh viện Q.3 và sức khỏe đang hồi phục) và ông Hồ Sỹ Cường (81 tuổi, ngụ số 384/9 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3 - bị thương nặng, hiện đang điều trị tại Bệnh viện 115). Tuy nhiên, vụ cháy nổ đã chôn vùi 10 nạn nhân xấu số trong đống đổ nát.
Ngay khi vụ việc xảy ra đã có rất nhiều lực lượng PCCC, Công an TP.HCM, công binh được điều động đến tham gia tìm kiếm, cứu hộ người bị nạn. Đến 12 giờ 5 phút cùng ngày, 3 thi thể nạn nhân cuối cùng mới được tìm thấy. Theo PV ghi nhận, toàn bộ 3 căn nhà đã bị đổ sập hoàn toàn, mái tôn, trần nhà văng ra xa và dính trên ngọn cây gần đó. Điều đáng nói, cửa kính nhiều nhà dân cách hiện trường vụ cháy nổ 300 mét cũng bị vỡ bay tung tóe. Lực lượng cứu hộ đã điều động 2 xe múc cùng nhiều xe tải đến đào bới dọn dẹp hiện trường.
Hiện trường vụ nổ - Ảnh: Diệp Đức Minh

Những người may mắn thoát chết
Trưa 24.2, sau hơn 10 giờ được cấp cứu tại bệnh viện, ông Trịnh Chí Thạnh (50 tuổi, nhân viên bảo vệ của Công ty Sơn Tinh, số 384/7A) đã quay trở lại hiện trường và bàng hoàng kể lại: “Khoảng 0 giờ cùng ngày, tôi thức dậy nghe đài. 30 phút sau bỗng nhiên có tiếng nổ lớn phát ra từ căn nhà 384/9 làm rung chuyển cả khu vực. Ngước lên, tôi thấy mái nhà của công ty đã bay mất tiêu. Quá hoảng sợ tôi núp vào 2 thùng phi lớn, sau đó một tiếng nổ lớn nữa đã làm khối bê tông lớn, tường gạch đổ ngã. Ít phút sau, tôi tìm cách bò thoát ra ngoài và được mọi người đưa đi cấp cứu”.
Cũng may mắn thoát chết từ đống đổ nát, chị Nguyễn Thị Thu Vân (42 tuổi, con dâu của ông Hồ Sỹ Cường) thẫn thờ: “Lúc đó tôi chuẩn bị đi ngủ thì bỗng có tiếng nổ vang trời lở đất, căn nhà rung chuyển mạnh như bị động đất. Chưa biết chuyện gì xảy ra thì tiếng nổ thứ hai vang lên làm căn nhà tôi đổ sập. May mắn chồng tôi đã gượng dậy được, đập cửa kính lôi cả 3 mẹ con tôi thoát ra ngoài. Bố chồng được cứu ra ngay sau đó, riêng cháu và chị dâu tôi không thoát ra được. Khi vừa thoát ra ngoài, tôi thấy mấy căn nhà xung quanh cũng đã đổ sập và bốc khói nghi ngút. Mùi thuốc pháo xộc vào mũi nồng nặc.
Do tàng trữ hoặc pha chế vật liệu nổ trái phép
Theo thông tin từ cơ quan công an, cách đây 2 tháng, ông Lê Minh Phương (58 tuổi; giám đốc Công ty cổ phần công nghệ giải trí Lạc Việt - tên cũ: Công ty TNHH Tháp Đôi phim, chuyên viên tạo hiệu ứng cháy nổ, khói lửa) đã thuê một phần căn nhà của ông Hồ Sỹ Cường, để chứa đạo cụ làm phim, đặt trụ sở Công ty Lạc Việt và để ở. Thời điểm xảy ra vụ cháy nổ, ông Phương cùng vợ con và người thân ở trong căn nhà nói trên đều bị tử nạn.
Tại hiện trường, cơ quan công an đã thu giữ một số đạn mã tử và vỏ đạn các loại (đã lấy hết thuốc súng), khả năng được sử dụng tạo hiệu ứng cháy nổ, khói lửa cho phim. “Có nhiều khả năng, ông Phương đã tàng trữ hoặc pha chế vật liệu nổ trái phép ở địa chỉ trên gây ra vụ cháy nổ đặc biệt nghiêm trọng” - một cán bộ của Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM cho biết.
Tại buổi gặp mặt báo chí vào tối 24.2, đại tá Lê Anh Tuấn, Chánh văn phòng Công an TP.HCM cho biết dù đây là một vụ tai nạn đáng tiếc nhưng Cơ quan CSĐT - Công an TP.HCM sẽ khởi tố vụ án để điều tra làm rõ nguyên nhân của vụ việc.

Danh sách nạn nhân tử nạn trong vụ nổ

Bà Nguyễn Thị Tân Xuân (44 tuổi), cô Hồ Kiều Anh (17 tuổi, con bà Xuân), ông Lê Minh Phương (58 tuổi), bà Mạc Thị Phước (48 tuổi, vợ của ông Phương), em Lê Nam Phương (7 tuổi, con ông Phương), cô Lê Khánh Phương (17 tuổi, con của ông Phương), em Lê Minh Quân (15 tuổi, con ông Phương) - tất cả cùng ngụ số 384/9 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3; ông Nguyễn Thanh Minh (51 tuổi), chị Phạm Ngọc Thùy (26 tuổi) cùng ngụ tại 384/7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3; còn 1 nạn nhân chưa xác định được danh tính (có khả năng là bà Lê Thị Tuyết, 43 tuổi, em của ông Phương).

Hiệu ứng gây nổ phải do quân đội thực hiện

Theo một cán bộ của Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM, thông thường tại các phim trường, công việc tạo khói, lửa do hãng phim làm nhưng hiệu ứng gây nổ phải do quân đội đảm nhận thực hiện. Thời gian qua, Sở không cấp phép cho hãng phim hay bất cứ công ty hiệu ứng cháy nổ nào tàng trữ, vận chuyển… vật liệu nổ. Quá trình vận chuyển vật liệu nổ phải được cơ quan thẩm quyền cấp phép, phương tiện chuyên dụng - phải được kiểm tra định kỳ, thời hạn giấy phép vận chuyển được cấp trong thời gian ngắn, sau khi vận chuyển xong cơ quan chức năng sẽ thu hồi giấy phép lại… Quản lý chất nổ công nghiệp phải được đăng ký đầy đủ các thủ tục, khai báo rõ số lượng, kho tàng trữ phải đạt tiêu chuẩn quốc gia, phải đặt cách xa khu dân cư, nơi đông người… Cho nên vụ cháy nổ này có nhiều khả năng tàng trữ vật liệu nổ trái phép.
Đàm Huy

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Trắng đêm dập lửa cháy rừng Bắc Biển Hồ.


Đến trưa 21-2, ngọn lửa cháy rừng lan rộng ở 5 xã, thị trấn huyện Chư Păh (Gia Lai) mới cơ bản được kiểm soát, sau ba ngày đêm hàng nghìn người quyết liệt chống chọi bằng mọi cách nhằm dập tắt biển lửa đã thiêu trụi hàng trăm hecta.


Cháy rừng ở Chư Păh.
Rừng cháy đến ngày thứ 3
Sau khi ngọn lửa bốc cao tại tiểu khu 252 và 253 (địa bàn thị trấn Phú Hòa, Chư Păh) thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Bắc Biển Hồ từ chiều 19-2, lãnh đạo UBND huyện đã huy động kiểm lâm, công an, cơ quan quân sự huyện, dân quân tự vệ… khoảng 280 người tập trung tại hiện trường từ lúc 15 giờ 30 để tham gia chữa cháy.
Khu vực cháy có địa hình quá dốc, cao, nhiều tầng đồi và phải đi bộ 4- 5km cộng với gió lớn, thực bì dày nên rất khó dập lửa.
18h ngày 19-2 Ban chỉ huy PCCCR tỉnh Gia Lai tăng cường thêm gần 100 kiểm lâm, nhưng chưa lên tới hiện trường thì trời đã tối, gió rất mạnh nên huyện đã phải cho rút toàn bộ lực lượng xuống núi để nghỉ ngơi, đồng thời yêu cầu Hạt Kiểm lâm, BQLRPH Bắc Biển Hồ bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại hiện trường.
5 giờ sáng ngày 20-2, gồm 550 người, trong đó có công an, kiểm lâm, lực lượng tự vệ các Cty Cao su và Cty chè, dân quân tự vệ các xã lân cận, tiếp tục chữa cháy.
Thời điểm này, toàn bộ khu vực rừng bị cháy tại tiểu khu 252 và 253 đã được khống chế và dập tắt, nhưng đám cháy đã bị lan sang tiểu khu 249 (xã Chư Đang Ya) và 262 (xã Chư Jôr).
Đây là khu vực cỏ tranh, lau lách nhiều, thực bì khô, dày, các khu rừng trồng liền kề nhau, địa hình cao, dốc, trời nắng hanh, việc tiếp cận đám cháy bằng cách đi bộ 3-4km, công cụ chữa cháy thô sơ (gậy gộc dài khoảng 2m, dao rựa...) nên việc chữa cháy rất khó khăn.
Chiều xuống, lửa lui dần, nhưng sẩm tối một ngọn lửa từ góc rừng xã Chư Đang Ya lại bùng lên, gió tạt mạnh làm cháy trở lại.
Khoảng 23 giờ ngày 20-2, UBND tỉnh Gia Lai tăng cường 540 người (cán bộ chiến sĩ Quân Đoàn 3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cảnh sát cơ động tỉnh) đến khu vực cháy.
5 giờ sáng ngày 21-2, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng cùng Ban chỉ đạo phòng chống cháy rừng của tỉnh phóng xe lên hiện trường động viên anh em và chỉ đạo chữa cháy.
Mãi tới hơn 11 giờ ngày 21-2, toàn bộ vùng rừng cháy mới được khống chế và dập tắt hoàn toàn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Xuân Liên vẫn túc trực cùng lực lượng liên ngành đề phòng đám cháy tái phát.
Làm sao hết cháy rừng?
Báo cáo mới nhất của UBND huyện Chư Păh vào chiều 21-2, tổng diện tích rừng bị cháy ước tính 270 ha, gồm rừng thông trồng phòng hộ từ năm 2003 đến năm 2010 và một phần diện tích rừng tự nhiên (chủ yếu là cây bụi, lau lách). Ngành công an được giao nhiệm vụ điều tra làm rõ nguyên nhân gây cháy.
Hiện nay tại Gia Lai mà trực tiếp là huyện Chư Păh, cấp cháy rừng được dự báo là cực kỳ nguy hiểm (cấp 6). Trong khi hầu hết các rừng phòng hộ ở đây đều là rừng thông với tổng diện tích 1.800 ha.
Theo quy trình quản lý loại rừng này, sau 3 năm trồng mới, kinh phí Nhà nước không chi trả cho công tác phát dọn thực bì, làm ranh, ô cản lửa. Vì thế chỉ cần một mồi lửa là đám cháy lan nhanh khó kiểm soát.
Ông Nguyễn Ngọc Quang - phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh cho rằng để loại trừ hoàn toàn cháy rừng chỉ còn cách tăng kinh phí quản lý rừng thông trồng hằng năm để các ban quản lý có nguồn thuê người trông coi, dọn thực bì; hoặc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.