Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Giới thiệu về báo giá dịch vụ bảo vệ

  Đôi nét về báo giá dịch vụ bảo vệ. net

Hiện chúng tôi xây dựng trang web này như là một trang thông tin về dịch vụ bảo vệ với mục đích PR cho các website của công ty bảo vệ mà chúng tôi đang PR, seo từ khoá trên google.
Ảnh : Nhân viên bảo vệ

Chúng tôi chưa sẵn sàng nhận cung cấp các dịch vụ bảo vệ cho khách hàng.



Dich vu bao ve | cong ty bao ve | Cong ty bao ve Manh dung

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Luật cần phải nghiêm để bảo vệ lưới điện cao áp

Sau những vụ mất điện, dù nhỏ hay lớn cũng cần phải xem lại, nhất là luật bảo vệ lưới điện cao áp cần được chú ý hơn. Báo giá dịch vụ bảo vệ xin trích bài viết sau vụ vi phạm an toàn lưới điện cao áp, đoạn đường dây 500kV Di Linh - Tân Định chiều 22/5 dẫn đến sự cố gây mất điện 22 tỉnh, thành phía Nam gần 10 giờ đồng hồ
Ảnh: Đường giây mất điện phía Nam
Vụ mất điện này đã để lại những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống tinh thần của người dân. Điều này thêm một lần nữa báo động thực trạng vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp không thể coi thường.

Chỉ trong tích tắc, chiếc xe cẩu (làm việc ngay trong hành lang an toàn của đường dây siêu cao áp 500kV Bắc-Nam) nâng cây dầu cao 17,5m cộng với chiều cao vốn có - đã chạm vào đường dây 500kV ở khoảng trụ 1072-1073 - đoạn gần trạm biến áp 500kV Tân Định, thuộc tỉnh Bình Dương, làm 22 tỉnh, thành khu vực phía Nam mất điện.

Thế nhưng, để khôi phục lại hệ thống lưới truyền tải điện miền Nam đã phải mất ít nhất 10 tiếng đồng hồ. Và đến nay, vẫn còn một số tổ máy điện (với khoảng 1.000MW) chưa hoạt động trở lại bình thường, trong khi việc cung ứng điện cho miền Nam đang hết sức căng thẳng.
Sự cố đã khiến 22 tỉnh, thành phía Nam mất điện

Đó là chưa kể đến những thiệt hại kinh tế có thể cân, đong, đo, đếm ngay được từ các nhà máy, công trường, phân xưởng… đang sản xuất phải ngừng/nghỉ đột ngột. Rồi cả những thiệt hại vô hình do mất điện ảnh hưởng tới các bệnh viện, cơ sở y tế… và đời sống tinh thần của người dân miền Nam khi đang trong thời gian cao điểm của mùa nóng.

Trước đó, ngày 20/1/2013, đường dây 500kV đoạn Nho Quan - Hà Tĩnh do Truyền tải Điện Hà Tĩnh quản lý cũng đã bị sự cố gây gián đoạn cung cấp điện, do một chiếc máy xúc đi dưới đường dây vi phạm khoảng cách an toàn. Và cách đây hơn 1 năm, tàu Bạch Đằng đã làm đứt một mạch cáp ngầm 220kV của đường dây cấp điện từ nhà máy điện Hải Phòng đi trạm Đình Vũ, gây thiệt hại hơn 20 tỷ đồng, đến nay vẫn chưa khôi phục lại được.

Mặc dù Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành từ ngày 17/8/2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (là lưới điện có điện áp danh định từ 1000V trở lên) - đã quy định rất rõ những hành vi bị nghiêm cấm, nhưng chỉ tính trong năm 2012 vừa qua, riêng tuyến đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hòa, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra gần 10 sự cố lớn do diều mắc vào đường dây gây phóng điện dẫn đến phải cắt điện nhiều giờ để sửa chữa, gây thiệt hại mỗi vụ việc hàng trăm triệu đồng.

Đáng lưu ý, những con diều vướng trên đường dây cao áp kể trên lại do một số nông dân chế tạo mất cả chục triệu đồng, dài tới vài 3m, rộng cả 10m bề ngang, chỉ để phục vụ thú vui, tục lệ chơi diều có trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ nhiều năm nay.

Tất cả những vụ việc xảy ra nêu trên, đều cho thấy một thực tế là: ý thức của một bộ phận người dân còn kém đối với việc bảo vệ an toàn lưới điện. Nhưng quan trọng hơn, cần tính đến, đó là sự thiếu hiểu biết về những quy định liên quan đến hành lang an toàn lưới điện - dẫn đến chủ quan, gây sự cố. Do đó, trách nhiệm trước tiên thuộc về công tác truyên truyền.

Cần nhìn lại việc tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân đối với tầm quan trọng của lưới truyền tải điện, cũng như hậu quả nếu để xảy ra sự cố đối với các công trình nguồn và lưới điện đối với an ninh năng lượng quốc gia, mà trực tiếp là những ảnh hưởng tới an toàn tính mạng của mỗi người, ánh sáng của mỗi nhà, nguồn nguyên liệu cho sản xuất và phát triển kinh tế của cả đất nước.

Mặc dù Luật điện lực, Nghị định của Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, tổ chức trong công tác bảo vệ các công trình lưới điện, nhưng trước những sự cố xảy ra thời gian qua chưa có biện pháp xử lý triệt để, những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro vẫn rình rập từng ngày, từng giờ, cũng cần tính đến những chế tài mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn khi xử lý các vi phạm an toàn lưới điện quốc gia.

Nhìn lại phong trào tâm linh “thả đèn trời” bay lên không trung để cầu may ở Hà Nội và một số tỉnh thành những năm 2005-2008 đã làm cháy cả nhà cao tầng, kho xăng và đường dây truyền tải điện, gây thiệt hại nghiêm trọng. Sau rất nhiều tranh luận, phân tích, tính toán thiệt-hơn, ngày 15/9/2009, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, nghiêm cấm mọi hoạt động sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt, thả đèn trời trong phạm vi cả nước. Từ đó đến nay, không còn tục thả đèn trời, cũng đồng nghĩa với việc không còn cảnh mất điện, cháy nhà do đèn trời bay lên vướng vào gây chập, cháy.

Bảo vệ hệ thống lưới truyền tải điện quốc gia chủ yếu được xây dựng trên mặt đất, được trải dài và rộng khắp, nguy cơ sự cố luôn rình rập. Vì vậy, tục thả diều như Phổ Yên, Thái Nguyên hay còn đâu đó, cần phải được ngăn chặn kịp thời. Chỉ khi có chế tài đủ mạnh, pháp luật đủ nghiêm, công tác tuyên truyền đủ sâu, khi đó, hệ thống lưới truyền tải điện mới giảm những nguy cơ sự cố./.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Lật Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đang được quan tâm đề xuất

Ảnh đại biểu Du Lịch đang kiến nghị
Báo giá dịch vụ bảo vệ: Thảo luận tại tổ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) kiến nghị đưa Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân vào chương trình năm 2014. Báo giá dịch vụ bảo vệ rất lấy làm vui trước những ý kiến hay của ông Lịch.
Đại biểu Trần Du Lịch kiến nghị không nên dùng hộ khẩu để quản lý dân cư.
ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng, quy định về biểu tình đã có từ Hiến pháp năm 1946. Nếu tính từ Hiến pháp 1992, thì chúng ta cũng đang nợ nhân dân Luật Biểu tình, vì quy định biểu tình đã được hiến định và Thủ tướng cũng đề nghị phải xây dựng luật này. “Cần đưa Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình xây dựng luật năm 2014” - ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, không chỉ người dân mà cơ quan chức năng cũng mong có một Luật Biểu tình để giúp cho việc quản lý nhà nước tốt hơn, người dân thực hiện được quyền của mình tốt hơn. Các quy định hiện nay đều đã lỗi thời, dễ đánh đồng các hoạt động tụ tập đông người, khiếu kiện với biểu tình. Có những vụ biểu tình thể hiện bức xúc của dân vì tinh thần yêu nước do lãnh thổ bị đe dọa, nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý.

Cùng đó, ĐB Nghĩa cũng kiến nghị theo sáng kiến của ông, năm 2015 QH nên đưa “Luật Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia” vào chương trình.

Không hạn chế dân bằng hộ khẩu

Thảo luân về Luật Cư trú, một số ĐBQH cho rằng không nên biến hộ khẩu - một thứ giấy tờ có tính chất quản lý hành chính thành một loại giấy phép con. “Xin học, điện, nước...cái gì cũng cần phải có hộ khẩu. Vì vậy người ta mới phải gian lận. Thế nhưng, ngược lại, có người không cư trú nhưng tên trong hộ khẩu vẫn không bị xóa, gây khó khăn cho công tác quản lý” - ĐB Lê Đông Phong (TPHCM) nói.

“Nếu cần hạn chế dân cư thì nên có những biện pháp khác như tăng thuế nhà đất, phí môi trường, không nên dùng hộ khẩu để quản lý dân cư” – ĐB Trần Du Lịch kiến nghị.
Mong rằng sẽ có những luật sửa đổi làm gọn mọi thủ tục hành chính cho dân được tiện lợi nhiều bề hơn.

Xử lý nghiêm nhóm vệ sĩ dẫn đường cho Nick Vujicic

(Báo giá dịch vụ bảo vệ) Qua sự kiện Nick tới Việt nam làm nô nức tấm lòng của nhiều người hâm mộ Nic, cũng xảy ra không ít những vấn đề xoay quanh.

Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm nhóm vệ sĩ hộ tống đoàn xe ra đón Nick Vujicic đến TPHCM chiều 22-5 do đã có những hành vi sai quy định pháp luật.

Ảnh: Nhóm vệ sĩ đang dẹp đường trái phép cho Nick

Nhóm vệ sĩ hộ tống chặn cả xe tải để cho đoàn ôtô đi qua, gây náo loạn con đường, làm ảnh hưởng đến trật tự ATGT.

Ngày 24-5, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, đã chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an TPHCM và Công an TP Hà Nội khẩn trương kiểm tra, xác minh sự việc một nhóm vệ sĩ dẹp đường, hộ tống đoàn sai quy định chiều 22-5.

Trước đó, trên đường đến sân bay Tân Sơn Nhất đón Nick Vujicic đến Việt Nam vào chiều 22-5 , một đội vệ sĩ mặc áo xanh được huy động để dẫn đường. Đội vệ sĩ đi trên 7 - 8 chiếc mô tô phân khối lớn, ngang nhiên hú còi, nháy đèn và vung gậy để chặn xe.

Trên suốt tuyến đường, những chiếc môtô không ngừng lạng lách, đánh võng, nhấp nháy đèn và hụ còi inh ỏi. Còn các các vệ sĩ được trang bị bộ đàm liên tục thổi còi yêu cầu người đi đường dạt vào hai bên đường. Họ thậm chí còn chặn cả xe tải để cho đoàn ôtô đi qua, gây náo loạn con đường.

Các vệ sĩ đi trên mô tô phân khối lớn, ngang nhiên hú còi, nháy đèn và vung gậy để chặn xe sai quy định

Được biết, nhóm vệ sĩ này là của Công ty vệ sỹ Titan, đã được thuê để hộ tống đoàn đón nhân vật Nick Vujicic.

Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu: “Nếu có sai phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo lãnh đạo Bộ và thông tin cho báo chí”.

Nick Vujicic là một chàng trai người Australia không có tay và chân song đã nỗ lực vươn lên trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng trên toàn thế giới. Anh trở thành tấm gương và truyền cảm hứng về khát khao sống, chiến đấu vượt qua nghịch cảnh cho hàng chục triệu người khuyết tật cũng như đem lại niềm tin vào cuộc sống cho giới trẻ.

Nick Vujicic được mời về Việt Nam tham dự một chuỗi sự kiện với các cuộc giao lưu, gặp gỡ đang gây xôn xao cả nước cũng như làm “dậy sóng” cộng đồng mạng.

Theo quy định, chỉ có lực lượng Cảnh sát giao thông, các lực lượng quân sự khi làm nhiệm vụ dẫn đường cho các nguyên thủ quốc gia, các đoàn chính khách... hay những sự kiện lớn mới được phép sử dụng còi hụ để dẹp đường. Qua sự việc trên các Cong Ty bao ve, công ty vệ sĩ cần lưu ý hơn trong việc bảo vệ cho thân chủ nhưng phải tuân thủ đúng pháp luật.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Tác dụng bảo vệ nảo của Dâu tây và Việt quất

Dich vu bao ve: Một nghiên cứu cho thấy dâu tây và việt quất có tác dụng hiệu quả chống lão hoá sớm. Đây là một trong những thông giúp ích cho các bạn thêm một sự lựa chọn ăn trái cây giúp ích cho sức khỏe.
Nhóm nhiên cứu từ trường đại học Tufts và đại học Maryland Baltimore (Mỹ) đã phân tích tác động của quả mọng đối với não của chuột. Họ cố gắng tìm hiểu xem loại quả mọng nào có thể làm sạch những chất độc tích tụ trong não.

Ảnh: Trái dâu tây
Các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn quả mọng trong 2 tháng và theo dõi tình trạng bệnh não của chúng. Kết quả cho thấy dâu tây và việt quất là hai loại quả mọng có tác dụng bảo vệ não khỏi lão hoá nhờ chứa chất polyphenol.
Bảo vệ bộ nảo là hết sức cần thiết. Trong một nghiên cứu khác được tiến hành vào năm ngoái, các nhà nghiên cứu Mỹ cũng chứng minh rằng, cả hai loại quả này có thể làm chậm tiến trình suy giảm nhận thức ở phụ nữ lớn tuổi.

Không thể nhu nhược trong bảo vệ chủ quyền đất nước

Dich vu bao ve: Chủ tịch cho rằng chủ quyền quốc gia là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm, ông Trương Tấn Sang khẳng định Nhà nước ta không phải "bảo vệ chủ quyền bằng miệng".

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 chiều 26/4. Ảnh: Hữu Công.
Ngày 26/4, trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM đã ghi nhận rất nhiều ý kiến của người dân về vấn đề chủ quyền Quốc gia. Trong đó, cử tri Nguyễn Xuân Đáng, phường Tân Định cho biết, hiện nay nhiều người dân đang rất lo lắng về tình hình biển đảo, nhất là trong tranh chấp chủ quyền biển Đông với Trung Quốc và mong muốn được biết đường lối của Nhà nước về việc xử lý vấn đề này.
Theo ông Đáng, chúng ta khẳng định mình có chủ quyền, nhưng vấn đề là làm sao đảm bảo cho ngư dân ra biển đánh bắt cá trong vùng biển của mình. Ông dẫn chứng, vừa rồi tàu của ngư dân bị bắn cháy cabin, rồi thường xuyên bị Trung Quốc bắt giữ trong khi ngư dân mình không có gì đảm bảo chắc chắn. "Nhiều người cho rằng chiến lược thì chúng ta có nhưng trước mắt thì chưa nên mới bị động như vậy", ông Đáng nêu vấn đề.
Cùng quan điểm, cử tri Phạm Văn Chuyền, thuộc Hội luật gia quận 1 cũng đề nghị nhà nước, Quốc hội phải bày tỏ thái độ rõ ràng đối với Trung Quốc để dân biết và an tâm.
Phát biểu trước cử tri quận 1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định lập trường trước sau như một của Đảng và Nhà nước là không bao giờ từ bỏ chủ quyền. Chúng ta giải quyết mọi tranh chấp bằng hòa bình, dựa trên công ước quốc tế năm 1982 về Luật biển và đã được các nước ASEAN cùng nhiều nước trên thế giới đồng tình. "Tôi cũng nghe thông tin lề trái cho rằng, các vị lãnh đạo toàn bảo vệ chủ quyền bằng miệng. Nói như vậy là thái quá, là không nên. Nếu thực sự như vậy thì tình hình kinh tế xã hội, an ninh chính trị chúng ta không được như bây giờ", Chủ tịch nước chia sẻ.
Theo người đứng đầu nhà nước, Việt Nam đấu tranh bằng con đường ngoại giao không có nghĩa là nhu nhược "mà quan trọng là kết quả như thế nào". "Giải pháp ghê gớm mà bị thua thiệt thì không nên", Chủ tịch nước nói và cho biết cũng chính bằng con đường hòa bình mà chúng ta đã thông qua được Luật biển.
Cử tri Nguyễn Xuân Đáng bày tỏ lo lắng về vấn đề chủ quyền biển đảo tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM chiều 26/4. Ảnh: Hữu Công.
Ngoài ra, theo Chủ tịch nước dù có bị o ép rất nhiều nhưng là một quốc gia độc lập có chủ quyền và là một thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam đã nộp hồ sơ ranh giới thềm lục địa lên Liên hiệp quốc từ mấy năm trước. "Hồ sơ bao gồm 2 vùng rất quan trọng Hoàng Sa và vùng phụ cận thuộc phía Bắc nước ta. Tổ tiên chúng ta mấy trăm năm đã từng ở đây, đánh bắt cá ở đây thì bây giờ chúng ta vẫn tiếp tục", Chủ tịch nước nói.
Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận việc người dân lo lắng là đúng, nhưng "không bình tĩnh thì rất dễ lâm nguy". Về vấn đề bảo đảm an toàn cho ngư dân, Chủ tịch nước chia sẻ: "Chúng tôi rất quan tâm và nắm tình hình thường xuyên, hàng ngày, không phải là chỉ chờ nghe báo cáo. Tôi cũng đã trực tiếp đi gặp ngư dân để hiểu rõ mọi chuyện".
Liên quan đến ý kiến cử tri cho rằng "đang có thông tin Trung Quốc đưa nhiều người dân của họ, nhiều người có nhân thân không tốt đến làm ở dự án bô xít Tây Nguyên", Chủ tịch nước khẳng định đây là dự án 100% của Việt Nam. Chúng ta mua thiết bị của Trung Quốc và họ giúp lắp đặt, giao trọn gói vì vậy mới có lao động Trung Quốc làm việc. "Nghị định về quản lý lao động nước ngoài cũng có rồi, chỉ nhận lao động kỹ thuật thôi nếu để xảy ra vấn đề có lao động không kỹ thuật xuất hiện thì chúng ta phải trách những nhà quản lý của mình", Chủ tịch nước lý giải.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri chiều 26/4, cử tri quận 1 (TP HCM) cũng nêu bức xúc với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về giá vàng trong nước chênh lệch quá nhiều so với vàng thế giới, hiệu quả của việc đấu thầu vàng và cả việc có hay không có chuyện nhập lậu vàng. Về vấn đề này Chủ tịch nước cho biết hiện đang có nhiều dư luận và ý kiến khác nhau, Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra, nếu có tiêu cực chắc chắn sẽ bị xử lý.

Bà ngoại hy sinh thân mình bảo vệ cháu

Vì bảo vệ cháu mà bà ngoại đã tử vong, một hành động đáng ngợi khen về tình cảm gia đình. Sáng 28/4, bác sĩ Y Bliu Arul - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk - cho biết, sau 2 tiếng cấp cứu tại bệnh viện, bà H. đã tử vong.

Ảnh hiện trường
Bị xe tải kéo lê, bà ngoại nguy kịch khi lấy thân che cho cháu

Trước đó như Dân trí đã đưa tin, khoảng 8h45 ngày 27/4, chị Hoàng Thị Tâm Đoan (SN 1987, trú thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, Đắk Nông) điều khiển xe máy BKS 48B1-111.12, chở theo con trai là cháu Nguyễn Huy Dũng (20 tháng tuổi) và mẹ chị là bà Trần Thị H. (SN 1961).

Trên đường đi xe gặp nạn, bị xe tải mang BKS 47K-6602 tông phải. Chiếc xe tải kéo lê bà H. và cháu Dũng. Trong lúc nguy cấp, bà H. ôm chặt cháu trai để tránh cho cháu bị thương. Vì vậy bà H. bị nát phần đùi, sau đó đã tử vong. Cháu Dũng bị chấn thương ở 2 bàn chân.

Hiện cháu Dũng đã được phẫu thuật, đang nằm điều trị tại Khoa gây mê hồi sức.

Dich vu bao ve | cong ty bao ve | Cong ty bao ve Manh dung